Bạn đang thắc mắc bộ đỉnh đồng thờ cúng có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của bộ đỉnh đồng thờ cúng cũng như cách bài trí bàn thờ có đỉnh đồng gia tiên của mình sao cho đúng văn hoá tâm linh và hợp phong thuỷ. Bài viết này, công ty vận tải Taxi Tải sẽ chia sẻ đến cho các bạn cách bài trí bàn thờ đỉnh đồng sao cho đúng cách nhé.
Đỉnh đồng là vật phẩm gì?
Đỉnh đồng là sản phẩm dùng để trang trí và thờ cúng, được đặt trong phòng khách, phòng thờ, bàn thờ gia tiên, đình chùa và đền miếu…
Trước đây, đỉnh đồng chỉ được dùng ở tại các phủ vua chúa, quan lại, nhà phú hộ, hay các thương nhân giàu có…với biểu tượng gắn liền với sự phú quý, giàu sang, bên trong nhà có của ăn của để. Đỉnh đồng có mẫu cơ bản là bầu tròn, tai mây, nghê trên nắp đỉnh, ba chân chạm hổ phù. Ngoài ra còn có đỉnh đồng mẫu vuông, hay mẫu bát giác…
Bàn thờ có đỉnh đồng được đặt trên đôn đồng hoặc đôn gỗ, trang trí tại phòng khách hoặc dưới đất ngay trước ban thờ. Đỉnh loại nhỏ được đặt bên trên bàn thờ, gọi là đỉnh thờ. Đỉnh đồng có thân rỗng, nắp có lỗ thoát khí, được sử dụng để đốt trầm hương trong các dịp đặc biệt như lễ Tết, thờ cúng
>> Xem thêm: Cách Bài Trí Bàn Thờ Phật Đơn Giản Mang Lại May Mắn Và Tài Lộc
Đỉnh đồng mang ý nghĩa gì? Ý nghĩa của bộ đỉnh đồng trên bàn thờ
Việc bài trí bàn thờ có đỉnh đồng thường được sử dụng để đốt trầm hương, là nơi để con cháu thể hiện lòng thành kính của mình với đối với nguồn cội. Đồng thời cầu mong gia tiên phù hộ độ trì sự may mắn, sự thăng tiến, và bình an trong cuộc sống.
Khi trầm hương được thắp trong đỉnh đồng sẽ tạo nên một hương thơm ấm cúng cho gian phòng. Theo dân gian xưa, hương thơm của trầm là thể hiện cho lòng thành của con cháu. Một mùi hương của sự thanh khiết & cao quý. Hương thơm ấy có thể thanh lọc không khí, giúp hóa giải được hung khí và tăng thêm cát khí đối với gia chủ. Cũng chính vì thế, người Việt ta rất thích đốt trầm hương ở đỉnh đồng trên ban thờ tổ tiên.
Phía Nam có nhiều người gọi đỉnh đồng là lư đồng. Tuy nhiên, đỉnh & lư là hai vật phẩm thờ cúng hoàn toàn khác nhau. Lư đồng cũng có ba chân, nhưng bầu không trọn hình tròn, không có nắp đậy. Lư thường là cỡ lớn, đặt ở phía trước ban thờ, đặt điện thờ, sân đình chùa, nơi thờ cúng…sử dụng để cắm hương. Sau khi thắp hương khấn vái thì hương được cắm vào lư cho đến khi hương cháy hết, tương tự như bát hương ở trên bàn thờ vậy.
Đỉnh đồng thờ cúng thường không đi riêng lẻ mà thường sẽ đi cùng các sản phẩm thờ cúng cùng loại được gọi là bộ đỉnh đồng thờ cúng. Đỉnh đồng và đôi hạc hay đôi chân nến gọi là bộ tam sự thờ cúng. Đỉnh thờ cùng đôi hạc & đôi chân nến gọi là bộ ngũ sự bằng đồng thờ cúng.
Cách bài trí bàn thờ có đỉnh đồng trên bàn thờ gia tiên
Trong việc thờ cúng, nếu thuận theo phong thuỷ đúng cách sẽ mang đến đại cát bình an cho gia chủ. Cách bài trí các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ đều theo quy luật nhất định từ xa xưa.
Bộ đỉnh đồng thờ cúng là trọng tâm cần phải bài trí đầu tiên rồi mới đến những thứ khác. Đỉnh đồng phải được đặt ở vị trí cao nhất chính giữa bàn thờ, ngay trước di ảnh hay bài vị, ngai thờ. Trên tường phía sau có thể treo thêm bộ hoành phi, và cuốn thư.
2 bên đỉnh thờ cách từ 5 đến 10cm là đôi hạc chầu đặt ở 2 bên. Sen của hạc thường đặt cao hơn đỉnh thờ 1 chút. Tiếp đến là đôi chân nến đặt bên cạnh đôi hạc nhưng hướng lên phía trước bàn thờ theo hình chữ V mở rộng.
Ngoài ra, trên bàn thờ có những vật phẩm như: đèn thờ, ống hương và lọ hoa… có thể dùng một bên hoặc 2 sản phẩm cân xứng 2 bên. Những vật phẩm khác như mâm bồng, bát hương… dùng 1 hay 3 tuỳ không gian thờ. Ngai chén dùng ngai 3 chén hoặc 5 chén, đài thờ dùng 2 đài hay 3 đài tuỳ kích cỡ bộ đồ thờ và kích cỡ bàn thờ.
>> Xem thêm: [Mách Bạn] Cách Bài Trí Bàn Thờ Thần Tài Đúng Cách Để Thu Tài Hút Lộc
Giá đỉnh thờ bằng đồng, nơi phân phối bộ đỉnh đồng chất lượng
Đỉnh thờ bằng đồng cũng có vô vàn các loại và giá khác nhau khiến cho người mua hàng đôi khi hoang mang không biết nên chọn lựa như thế nào có các dòng cơ bản là dòng đúc máy & dòng đúc thủ công truyền thống.
Bộ đỉnh đồng thờ cúng đúc máy được đúc hàng loạt theo công nghê dây chuyền Đài Loan. Sản phẩm có màu vàng sáng bóng đặc trưng, hoạ tiết đục rỗ chìm vào thân, tai đỉnh & có khi cả chân đỉnh, nghê trên nắp đều được sản xuất rời & ghép lại bằng cách bắt vít. Vì sản xuất bằng máy nên cực chuẩn xác các chi tiết, trăm sản phẩm như một, nắp này có thể sử dụng cho đỉnh kia.
Sản phẩm đỉnh đúc máy thường khá nhẹ, được phủ màu bằng hợp kim, có tuổi thọ từ 3 cho đến 5 năm, tỷ lệ đồng khoảng 40%, giá tương đối rẻ. Từ 300 nghìn cho đến vài triệu đồng tuỳ theo các loại kích cỡ đỉnh. Đỉnh thờ bằng đồng đúc thủ công có những loại bằng đồng thau, đồng đỏ, đồng cát tút, đồng đỏ khảm tam khí hay ngũ sắc…
Đỉnh đúc thủ công được đúc nguyên khối, chỉ có nắp đỉnh là lắp rời, & được đúc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công theo truyền thống từng sản phẩm bằng khuôn đất. Đồ được làm thủ công thường có xê dịch về sai số, khi làm nguội người thợ sẽ mài giũa cho đồng đều. Cũng chính vì thế, mỗi nắp đỉnh chỉ vừa khít với một thân đỉnh cùng mẻ đúc và làm nguội.
Đỉnh thờ đúc thủ công có hoạ tiết cực kỳ đa dạng, tinh xảo & ý nghĩa. Hoạ tiết trên thân đỉnh là song long chầu nguyệt, rồng phượng, hoa sòi, dơi đào, dơi tiền và phúc lộc thọ… Đỉnh đồng hàng đúc cũng có dòng cao cấp & dòng phổ thông, Dòng phổ thông được làm với tỷ lệ đồng thấp hơn, mỏng hơn, với các hoạ tiết thông thường, có giá từ 2 triệu cho đến 7 triệu đồng tuỳ loại.
Bộ đỉnh đồng thờ cúng kỹ cao cấp được làm tỉ mỉ, tinh xảo, và tốn nhiều thời gian công sức của nghệ nhân lâu năm, cho ra sản phẩm đẹp & chất lượng nhất, sử dụng bền đẹp lâu dài không hao mòn, bong tróc hay han gỉ. Giá đỉnh thờ hàng kỹ từ 3,5 triệu đến 35 triệu tuỳ kích cỡ, vói chủng loại đồng thau hay hàng khảm vàng, bạc…
Trên đây là bài viết về cách bài trí bàn thờ có đỉnh đồng cùng những thông tin liên quan, hy vọng có thể mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc hay có nhu cầu gì về dịch vụ vận chuyển hãy liên hệ ngay với Taxi Tải để nhận được sự phục vụ tốt nhất nhé!
>> Tham khảo thêm: [Hướng Dẫn] Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên Đúng Phong Thủy Rước Tài Lộc