Với những loại hàng hoá nhẹ, có thể nâng được bằng tay, ngược lại với những loại hàng hoá nguyên đai nguyên kiện, trọng lượng lớn mà cần phải có các loại xe cẩu chuyên dụng để nâng hạ, trung chuyển hàng hóa. Trong đó có loại hình vận chuyển hàng hoá bằng xe cẩu là một trong những dịch vụ vận tải hàng hoá có xu hướng phát triển mạnh. Khái niệm xe cẩu là gì? Có các loại xe cẩu nào? Trọng tải chuyên chở của xe cẩu như thế nào… . Cùng Taxi Tải tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Xe cẩu là gì?
Xe cẩu là một loại xe tải thùng trên có gắn thêm cần cẩu lên trên, với tác dụng nâng hạ, đồng thời di chuyển vận chuyển hàng hóa, máy móc, trang thiết bị nặng có kích thước lớn. Xe cẩu được đánh giá như là một dòng xe rất linh hoạt và thông dụng nhất hiện nay do xe vừa có thể thực hiện việc nâng – hạ hàng hóa và vừa có thể vận chuyển hàng hóa với khoảng cách xa.
Phân loại xe cẩu hàng trong ngành vận tải hiện nay
Hiểu được xe cẩu là gì chúng ta chúng được phân loại và được phân chia theo nhiều cách khác nhau như:
- Phân chia theo từng nhu cầu sử dụng: Xe cẩu từ 2,5 tấn , xe cẩu 5 tấn , xe cẩu 8 tấn , xe cẩu 30 tấn (Cẩu Kato) , xe cẩu nâng người
- Phân là chia theo cấu tạo hệ thống di chuyển : Như xe cẩu bánh xích và xe cẩu bánh lốp
- Phân chia theo hệ thống dẫn động : Xe cẩu thuỷ lực, xe cẩu dẫn động cơ khí, xe cẩu dẫn động cơ điện
Tại Việt Nam có 2 loại xe cẩu chuyên dụng nhất được phân theo hình thức phân chia dựa trên cấu tạo hệ thống ci chuyển như:
Xe cẩu bánh lốp
Là loại xe thường được sử dụng nhiều trong các công việc như vận chuyển cẩu máy móc, thiết bị nặng, cẩu cứu nạn hay là phục vụ bốc xếp hàng hoá, hoặc cũng có thể sử dụng để vận chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Xe cẩu bánh lốp sẽ được chia làm 3 loại khác nhau như:
- Xe cẩu địa hình từ (25 tấn – 70 tấn): Di chuyển được trên mọi địa hình hoạt động, tính cơ động cao, tải trọng ở mức tầm trung
- Xe cẩu tải ( 25 tấn – 200 tấn): Xe được thiết kế đặc trưng kết hợp giữa hệ thống cần nâng hạ phía trên và cũng như là thùng xe tải ở phía dưới. Chúng liên kết với nhau bằng bàn xoay, cho phép phần trên có thể di chuyển một cách tự do xung quanh bàn xoay có định đem lại tính cơ động cao.
- Xe cẩu địa hình 2 cabin (70 tấn – 1600 tấn): Là loại xe có mức tải trọng lớn nhất, kết hợp được những ưu điểm của xe cẩu địa hình và xe cẩu tải. tính cơ động cao và có thể di chuyển với một tốc độ nhanh chóng
Xe cẩu bánh xích
Là loại xe cẩu mà hệ thống bánh xe được cấu tạo bằng xích, cấu tạo bánh của loại xe cẩu này có cấu tạo giống như là bánh xe ủi, xe cẩu hạng nặng với hàng xích quấn xung quanh. Là loại xe cẩu chuyên được dùng trong những công trường xây dựng, được sử dụng chính trong các ngành như công nghiệp thuỷ điện, dầu khí, vận tải…
Với một sức nâng mạnh gấp nhiều lần so với sức nâng của xe cẩu bánh lốp, mức tải trọng của loại xe cẩu này rất lớn từ 50 tấn cho đến vài nghìn tấn. Ngược lại tính cơ động không cao tuy nhiên chúng có thể di chuyển trên các địa hình phức tạp, gồ ghề.
Một số những ưu điểm của xe cẩu bánh xích là :
- Sức nâng lớn và có thể nâng được các vật nặng đến hàng ngàn tấn
- Khả năng di chuyển tốt trên nhiều địa hình phức tạp, bùn đất, sụp lún
- Thiết kế của phần cabin với tay lái và ghế ngồi tiện dụng cho người lái
- Động cơ Diesel giúp tiết kiệm nhiên liệu
Qua bài viết này Taxi Tải đã chia sẽ đến cho các bạn hiểu rõ hơn về xe cẩu là gì? cũng như là phân loại xe cẩu hàng được sử dụng nhiều hiện nay. Hy vọng qua bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những thông tin thật hữu ích và có thể tìm kiếm được cho mình một mức thuê xe cẩu trọng tải phù hợp.
>> xem thêm: Thông tin chi tiết các loại cần cẩu thông dụng hiện nay