Hiện nay, rất nhiều nhà xe đã và đang chở quá trọng tải xe được quy định để tiết kiệm thời gian và có thể chở nhiều hàng hơn. Tuy nhiên, nếu vượt quá trọng tải xe quá lớn, rất dễ gây tai nạn và gặp sự cố trên đường đi. Đương nhiên, bạn không tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà chi phí bỏ ra lại quá nhiều.
Chính vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra những quy định về tải trọng xe tải để hạn chế tình trạng này. Cũng như để các bác tài lưu ý và theo dõi. Nhằm nắm bắt tốt hình hình quy định của Bộ Giao Thông và có những chặng đường di chuyển an toàn và dúng quy định của nhà nước.
Tải trọng là gì?
Hiểu về tải trọng xe là gì sẽ không chỉ giúp cho nhiều bác tài xe và chủ hàng tránh được những lỗi khi tham gia giao thông. Đồng thời, sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Taxi Tải chia sẽ sau đây nhé!
Tải Trọng là dùng để chỉ sức nặng của hàng hóa, nhưng đây là hàng hóa mà phương tiện đang chở. Ví dụ, xe tải nhận chở 5 tấn nông sản từ điểm A đến điểm B, thì 5 tấn hàng này gọi là tải trọng của xe.
Cách tính tải trọng xe tải
Công thức tính tải trọng xe hiện nay
Tải trọng xe (lượng hàng đang chở trên xe) = Tổng trọng tải (dùng hệ thống cân chuyên dụng) – Cân nặng của xe – Cân nặng của tài xế đang ngồi trên xe.
Hiện nay việc tính tổng tải trọng của xe trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống cân công nghiệp cảm biến tải trọng. Ngoài ra, người ta cũng sẽ có cách ước tính tải trọng xe tối đa dựa vào số lượng trục của xe (trọng lượng xe sẽ phân bố đều trên các trục xe như trục ba, trục kép, trục đơn). Thường sẽ áp dụng với các xe lớn. Mỗi dòng xe khác nhau thì các con số này cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Cách tính tổng tải trọng của xe tải thân liền
- Xe 4 trục: Tổng tải trọng phải dưới 30 tấn
- Xe 2 trục: Tổng tải trọng phải dưới 16 tấn
- Xe 3 trục: Tổng tải trọng phải dưới 24 tấn
Cách tính tải trọng xe container, xe đầu kéo, rơ moóc
- Loại 4 trục: Tổng tải trọng phải dưới 34 tấn
- Loại 3 trục: Tổng tải trọng phải dưới 26 tấn
- Loại 5 trục trở lên: Tổng tải trọng phải dưới 40 tấn
>> Xem thêm: Biển cấm xe tải 106a ô tô tải trọng lượng 1,5 tấn
Những quy định về mức tải trọng của xe tải
Theo quy định của Bộ, thì tất cả các xe tải chở hàng đều phải chở đúng theo trọng tải được quy định của xe. Mỗi xe sẽ có những trọng tải khác nhau, những đặc điểm khác nhau. Trong quá trình vận chuyển, xe tải không được vượt quá 10% trọng tải cho phép. Ví dụ xe tải có trọng tải 500kg thì bạn chỉ được chở khối lượng hàng hóa tối đa là 550kg.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người cũng như hàng hóa thì các bác tài nên chở hàng hóa với số lượng thấp hơn được quy quy định. Để tránh các trường hợp không may xảy ra trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, tùy vào khối lượng và loại hàng hóa, vật dụng cần chở khác nhau mà bạn nên chọn những chiếc xe tải phù hợp.
Giới hạn tải trọng trục xe
Quy định giới hạn cho phép tải trọng xe tải đơn bao gồm cả tải trọng trục xe. Những quy định về trọng tải trục xe cũng rất đa dạng với các loại xe khác nhau. Đối với cụm trục ba cũng vậy, nó phụ thuộc vào khoảng cách của hai tâm liền nhau. Đối với trục đơn, tải trọng trục xe không vượt quá 10 tấn. Khoảng cách giữa hai tâm liền nhau quy định tải trọng của xe. Còn đối với cụm trọng kép, tải trọng phụ thuộc vào khoảng cách giữa 2 trục tâm, cụ thể là:
- Khoảng cách từ 1 đến 1,3 mét thì tải trọng nhỏ hơn 16 tấn
- Khoảng cách nhỏ hơn 1 mét thì trọng tải cụm trục xe không vượt quá 11 tấn
- Khoảng cách lớn hơn 1,3 mét thì tải trọng của cụm trục xe không vượt quá 18 tấn.
Giới hạn tổng tải trọng xe tải
Đối với tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc có tổng số trục là ba thì trọng lượng của tổ hợp xe tối đa 26 tấn, với tổng số trục bằng bốn thì tổn trọng lượng của tổ hợp xe tối đa là 34 tấn,… Tổng trọng lượng xe khác nhau. Đối với xe thân liền, trọng lượng xe được tính theo tổng số trục của xe. Tổng số trục của xe là hai thì trọng lượng của xe nhỏ hơn 16 tấn, bằng ba thì nhỏ hơn 24 tấn và bằng bốn thì nhỏ hơn 30 tấn,…
Quy định về Giấy phép lưu hành xe vượt quá tải trọng
Trường hợp không thực hiện đúng những quy định trọng tải xe đều sẽ bị phạt tiền Đặc biệt, sẽ không cấp Giấy phép lưu hành xe trong trường hợp chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế của nhà sản xuất sau khi các thiết kế lại xe đã được phê duyệt.
Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, chỉ cấp Giấy lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể là khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng loại phương tiện giao thông cơ giới nào khác phù hợp để vận chuyển trên đường.
Chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm này cơ quan thẩm quyền mới cấp Giấy lưu hành xe cho đơn vị. Trong trường hợp vượt quá tải trọng của xe tải làm ảnh hưởng và vượt quá khả năng khai thác của đường bộ mà yêu cầu phải khảo sát, kiểm định đường bộ thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu lưu hành xe phải chịu trách nhiệm chi trả những khoản chi phí có liên quan.
>> Tham khảo thêm: Cách tính cước vận chuyển hàng hóa đường bộ mới hiện nay