Hướng dẫn thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi đầy đủ nhất

Đánh giá chất lượng của ngôi nhà

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi như thế nào? Phong thủy của mỗi ngôi nhà là một yếu tố vô cùng quan trọng, và gia chủ thường phải suy nghĩ rất kỹ lưỡng mới có thể chắc chắn được. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể mượn tuổi người khác nếu năm đó bạn không hợp tuổi, hợp mệnh để xây nhà. Bạn có thể thực hiện thủ tục chuộc nhà khi đến một thời điểm phù hợp. Hãy cùng Taxi Tải tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao cần mượn tuổi xây nhà mới?

Khi mua hay làm nhà, không phải ai cũng có thể đợi đến lúc tuổi hợp. Nhiều người phải chờ đợi rất lâu vẫn chưa chọn được năm thuận lợi để xây, mua nhà. Mượn tuổi xây nhà là giải pháp tốt nhất. Gia chủ lúc này phải nắm rõ các thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi.Có rất nhiều lý do tại sao mượn tuổi để làm nhà mới. Những lý do được liệt kê dưới đây là phổ biến nhất!

  • Có thể gia chủ muốn khởi công xây dựng nhà nhưng không hợp tuổi trong năm đó. Nên là họ sẽ phải mượn tuổi người khác để mọi việc diễn ra suôn sẻ.
  • Nên mượn tuổi của người nam khác nếu gia đình không có người đàn ông.

Sau khi hoàn thành thỏa thuận mượn tuổi. Khi động thổ, nhập trạch, người được mượn tuổi sẽ đứng ra làm lễ cho gia chủ và thực hiện các nghi lễ. Cho đến khi ngôi nhà được xây xong và gia chủ đã chọn được năm đẹp để làm thủ tục chuộc nhà.

Lưu ý:  Việc mượn tuổi chỉ áp dụng cho những gia chủ đang có ý định xây, mua nhà. Khi sửa nhà thì không nên mượn tuổi. Nếu gia chủ muốn sửa nhà, họ chỉ cần chọn một ngày đẹp để làm. Nếu không chọn được ngày tốt thì nên chuyển sang một thời điểm khác.

Các bước tiến hành thủ tục mượn tuổi xây nhà

Trong cuộc sống ngày nay, tục mượn tuổi xây nhà không còn là chuyện lạ. Việc mượn tuổi theo quan niệm tâm linh là một điều tốt có thể giúp gia chủ an tâm về mặt tinh thần và có được một ngôi nhà ưng ý, suôn sẻ trong cuộc sống sau này. Bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi.

  • Khi đã tìm được người mượn tuổi làm nhà, việc đầu tiên là hai bên tiến hành trao đổi các thủ tục, sau đó gia chủ lập giấy bán nhà cho người muốn mượn tuổi. Điều này chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Người được mượn tuổi phải thay mặt gia chủ đứng ra khấn vái và làm lễ động thổ (cuốc năm hay bảy cuốc tượng trưng cho hướng đẹp đã được xác định trước).
  • Gia chủ nên tránh sang một nơi khác trong khi làm lễ động thổ nhà mới. Gia chủ có thể trở lại công việc bình thường sau khi làm lễ xong. Người được mượn tuổi cũng sẽ làm các thủ tục thay cho gia chủ khi đến thời điểm đổ mái (hay còn gọi là cất nóc). Trong lúc này, chủ nhà và các thành viên trong gia đình phải tránh mặt sang nơi khác.
  • Sau khi ngôi nhà được xây xong, người được mượn tuổi phải tiến hành tất cả các nghi thức liên quan đến việc nhập trạch về nhà mới, bao gồm thắp hương, khấn vái tổ tiên hoàn thành nhà mới.
  • Người được mượn tuổi sẽ bàn giao lại nhà ở cho chủ nhà sau khi hoàn tất thủ tục nhập trạch. Khi động thổ, gia chủ phải chuẩn bị hồ sơ để mua lại nhà với giá tượng trưng, phải cao hơn giá bán. Gia chủ có thể tiến hành làm lễ nhập trạch về nhà mới vào lúc này.

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà

Chọn ngày về nhà mới khi mượn tuổi làm nhà

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi làm nhà rất quan trọng. Vì thế, gia chủ cần phải xem ngày giờ để về nhà mới sao cho tốt nhất, may mắn nhất.

Chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà

Việc sắm các lễ vật cúng nhập trạch về nhà mới tùy theo mỗi vùng miền thì sẽ có cách chuẩn bị không giống nhau. Nhưng cũng cần phải sắm đầy đủ lễ vật dù là ở vùng miền nào:

  • 1 phần trái cây ngũ quả
  • 1 bó hoa cúc kim cương
  • 1 hộp nhang rồng phụng 03 tấc
  • 2 ly đèn cầy
  • Gạo
  • Muối
  • Trà
  • 1 chai rượu nếp mới
  • 1 chai nước cúng
  • 1 bộ giấy cúng về nhà mới
  • Bánh kẹo ngọt
  • 1 cái chum sứ
  • 1 cái lư xông trầm sứ
  • 1 hộp trầm hộp
  • Trầu cau
  • 5 phần chè trôi nước
  • 5 phần xôi gấc đậu xanh
  • 5 phần cháo trắng
  • Tam sên (01 phần gồm thịt luộc, tôm, trứng)
  • Gà luộc (01 con gà kèm cháo, gỏi)
  • 1 con heo sữa quay
  • 1 đĩa bánh hỏi hoặc bánh mì
  • 5 lon bia Tiger
  • 5 lon nước ngọt

Các bước thực hiện thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi cũng tương đối đơn giản nhưng gia chủ phải tiến hành theo hướng dẫn để tránh phạm phải những điều cấm kỵ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.Trước khi về nhà mới mà mượn tuổi làm nhà, gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thiết yếu gồm chăn màn, gương tròn, gạo, bếp lửa, bát hương, nước để làm thủ tục về nhà mới. Gia chủ sẽ làm theo các bước và thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi như sau:

  • Đầu tiên, nếu gia đình bạn gồm cả hai thế hệ là vợ chồng và con cái thì việc đầu tiên cần làm là người vợ cầm một chiếc gương tròn bước vào nhà trước chứ không phải là người chồng. Lưu ý là mặt gương phải soi vào nhà.
  • Sau đó gia chủ sẽ bưng bát hương thờ cúng gia tiên vào trong nhà.
  • Các thành viên khác trong gia đình lần lượt mang những đồ vật tượng trưng cho vận may vào nhà  như bếp lửa (tốt hơn là nên mang bếp đang cháy từ nhà cũ tới), chăn (đệm), gạo và nước …

Lưu ý:

  • nếu trong nhà không có đàn ông thì người mẹ đại diện bưng bát hương vào trước. Sau đó tới con cái vào sau.
  • Khi đến giờ tốt, gia chủ sẽ mang trang sức và tài sản cất vào trong ngăn tủ của ngôi nhà mới.
  • Nên lưu ý là chuyển đồ đạc vào nhà trước rồi mới bắt đầu chuyển đồ cúng vào nhà sau.
  • Cuối cùng, gia chủ sắp xếp đồ đạc trong nhà theo ý muốn của mình.

Văn khấn chuộc nhà khi mượn tuổi

Văn khấn chuộc nhà mới
Văn khấn chuộc nhà mới

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi đã được Taxi Tải chia sẻ ở bài viết trên. Chúng tối hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho những ai đang muốn chuyển nhà, làm nhà mới nhưng trúng vào năm, tháng không tốt. Nếu bạn muốn chuyển nhanh chóng với giá hợp lý thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Xem thêm: 4 cách xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc chính xác nhất

Rate this post