Cách bốc bát hương Thổ Công chuẩn mang nhiều tài lộc, may mắn

Bốc bát hương Thổ Công là một nghi thức rất quan trọng trong phong tục tập quán và truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của người Việt Nam. Vì Thổ Công là một vị thần của đất hay vị thần canh giữ nhà cửa vô cùng linh thiêng và định đoạt họa phúc của cả một gia đình. Hãy cùng Taxi Tải tìm hiểu về cách bốc bát hương bàn thờ Thổ Công linh nghiệm nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phải bốc bát hương Thổ Công?

Thổ Công hay còn gọi là thổ địa. Là vị thần có nhiệm vụ cai quản đất đai mà gia đình sinh sống. Theo dân gian, vị thần cai quản đất đai này mang lại sự yên ấm, bình yên và cuộc sống no đủ cho mọi gia đình. Do đó, phải làm lễ động thổ để cúng thổ công. Để xin phép khi làm các công việc liên quan đến đất đai như làm nhà, khoan giếng,….
Có rất nhiều lý do để gia chủ bốc bát hương Thổ Công. Có thể do bát hương đã cũ hoặc bị vỡ nên phải thay mới. Tuy nhiên, để việc này có thể đạt được kết quả thì tất cả các bước phải được thực hiện đùng quy tắc.

Xem ngày bốc bát hương Thổ Công

Việc đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn phải hoàn thành đó là xem ngày lành tháng tốt để thực hiện lễ bốc bát hương Thổ Công. Để chọn được ngày tốt thì bạn nên xem tuổi của gia chủ. Sau đó chọn những ngày hợp với tuổi của mình và có sao chiếu mệnh thuận lợi. Để công việc diễn ra suôn sẻ hơn, bạn cũng phải tránh chọn những ngày không tốt, khắc tuổi. Tránh phạm phải những ngày đại kỵ.

Lưu ý: Có rất nhiều yếu tố để xem được ngày tốt xấu. Sẽ có những ngày tốt tương ứng với từng tuổi mệnh. Nếu gia chủ không rõ về việc chọn ngày thì nên tham khảo từ các chuyên gia phong thủy. Để có thể chọn được ngày đai cát đại lợi, tránh những sai sầm không đáng có.

Chọn người bốc bát hương bàn thờ Thổ Công

Việc bốc bát hương thờ Thổ Công là việc làm quan trọng trong gia đình. Do đó người bốc bát hương phải là gia chủ hoặc người đại diện cao nhất của gia đình.

Nếu ông nội còn sống thì sẽ là người bốc bát hương và sẽ giảm dần đến đời sau như bố hoặc cháu trai trưởng. Các cặp vợ chồng sống riêng thì nên nhờ cha mẹ hai bên thực hiện. Theo quan niệm tâm linh của người Việt, các cặp vợ chồng trẻ không hiểu rõ được sự đời nên việc thờ cúng, xây cất nhà cửa nên để trưởng bối làm thay. Bằng cách này, cuộc sống gia đình mới trở nên êm ấm và bình ổn.

Nếu các gia đình lo ngại về yếu tố tâm linh hoặc việc thực hiện không đúng quy tắc có thể nhờ thầy cúng bốc bát hương cho mình. Tuy nhiên, để mang lại bình an và may mắn cho gia chủ thì phải tìm một thầy cúng uy tín và đức độ. Việc thờ cúng chủ yếu được thực hiện bằng tấm lòng. Tâm tính tốt thì lòng thành kính mới đến được với bề trên và tổ tiên một cách dễ dàng.

Một lưu ý nhỏ trước khi bốc bát hương là người thực hiện phải tắm rửa sạch sẽ. Chay tịnh trước ba ngày và rửa tay bằng rượu trắng trước khi thực hiện bốc bát hương.

Các bước bốc bát hương bàn thờ Thổ Công

Bốc bát hương Thổ Công bao gồm các bước sau: chuẩn bị đồ cúng lễ, bát hương, đồ dị hiệu bên trong bát hương, tro nếp và cách đặt bát hương trên bàn thờ.

Chuẩn bị đồ cúng lễ bàn thờ Thổ Công

Khi bốc bát hương mới, gia chủ cần phải chuẩn bị các vật dụng và đồ lễ sau:

  • 1 đĩa xôi, 1 con gà, 1 chai rượu và trứng gà luộc.
  • Trầu cau với quả cành dài đẹp.
  • 3 bát nước, 9 bông hoa hồng, 1 đĩa trái cây, hoa tươi (hoa cúc vàng).
  • Rượu, trà, nước, gạo, muối (mỗi thứ 1 chén).
  • Vàng mã: 1 đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng.
  • Bánh kẹo.

Chuẩn bị bát hương

Mỗi gia đình sẽ lựa chọn bát hương với nhiều mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Sau khi chọn bát hương, gia chủ phải thực hiện tẩy uế như sau:

  • Sử dụng một lương vừa đủ khi pha nước gừng hoặc rượu gừng
  • Sử dụng một chiếc khăn mới và sạch chỉ để lau chùi đồ thờ cúng.
  • Lau bát hương bằng nước gừng và rượu gừng đã pha sẵn.
  • Để bát hương khô tự nhiên sau khi hoàn thành, tránh những nơi dễ bám bụi làm bẩn bát hương.

Bộ dị hiệu đặt bên trong bát hương

Bên trong bát hương sẽ đặt bộ dị hiệu bao gồm tờ hiệu và bộ Thất Bảo

Tờ hiệu

Tờ này thường được in bằng giấy vàng, chữ đỏ, kèm theo bát hương. Trên đó có ghi họ của gia chủ và tên người được thờ. Viết tên người được thờ dọc vào ô trống ở giữa. Nó có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, bao gồm tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung và các ngôn ngữ khác. Sau đây là một số ví dụ về lời viết thường:

  • Ghi “phụng thờ: thành hoàng bản thổ thần linh thổ địa chư vị tôn thần” nếu là thờ Thần linh, Thổ Công, thần long mạch.
  • Ghi: “phụng thờ: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh” nếu thờ Đức Phật.
  • Ghi: “phụng thờ: ngũ phương ngũ thổ long thần tiền hậu địa chủ tài thần” nếu tờ hiệu thờ Thần tài.
  • Ghi: “phụng thờ: hội đồng gia tiên họ …….. chư vị chân linh” nếu tờ hiệu thờ gia tiên (miền Bắc).
  • Ghi: “phụng thờ: cửu huyền thất tổ họ …….. chư vị chân linh” nếu tờ hiệu thờ gia tiên (niền Nam)
  • Ghi: “phụng thờ: hội đồng bà cô ông mãnh họ …….. chư vị chân linh”  nếu tờ hiệu thờ bà cô, ông mãnh (là những người chết trẻ trong dòng họ).
  • Ghi: “đông trù tư mệnh táo phủ thần quân” nếu tờ hiệu thờ ông Táo.

Có thể ghi chung vào một tờ hiệu hoặc có thể ghi thêm tờ hiệu khác nếu một bát hương thờ nhiều người.

Bộ Thất Bảo

Bộ Thất bảo là bảy vật phẩm quý giá mà người xưa coi trọng. Bao gồm vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu. Có tác dụng hấp thụ linh khí, chiêu tài, xua đuổi tà ma, phù trợ gia chủ làm ăn phát đạt. Thất Bảo hiện nay thường xuyên bị làm giả các vật liệu bán kèm theo bát hương nên không có giá trị. Đôi khi nó chỉ là một chiếc túi giấy với một số mảnh giấy kim tuyến với nhiều màu sắc khác nhau bên trong. Tất cả đều là đồ giả mang tính biểu tượng.

Bộ thất bảo làm hàng giả là không tốt. Nên có thể thay bằng một ít vàng lá hay bạc thật. Những người không có điều kiện có thể đặt Thất Bảo là tờ tiền 500đ hoặc mệnh giá từ 1.000 đến 10.000 đồng. Khi tất cả bộ Thất Bảo đã được hoàn thành thì chúng được bảo vệ tốt bằng cách đóng gói trong một tờ giấy trang kim.

Tro nếp và cách bốc bát hương

Gia chủ đặt bộ Thất bảo vào bát hương cùng với tro nếp, nắm tro nếp thành từng nắm nhỏ. Khi bốc vào bát hương thì đọc sinh, lão, bệnh, tử tương ứng với số nắm tro nếp. Điều quan trọng cần lưu ý là số nắm tro nếp nên dừng lại ở chữ sinh.

Đặt bát hương lên bàn thờ

  • Để tránh tro dây ra ngoài bát hương, khi bốc bát hương Thổ Công xong nên lau sạch bụi và tro bám xung quanh bát hương. Sau đó đặt bát hương lên bàn thờ và tiến hành thắp hương ngay. Gia chủ phải làm việc này trong một tuần liên tục từ sáng đến tối.
  • Lễ vật dâng hương không cần phải cầu kỳ. Nhưng gia chủ phải thành tâm khấn vái thì mới linh nghiệm.
  • Nếu bát hương của gia đình được bốc ở chùa hoặc nhờ người nào đó bốc thì phải sắp xếp ngày giờ tốt để rước bát hương về nhà. Tránh để bát hương lộ thiên ra bên ngoài khi vận chuyển.

Trên đây là cách bốc bát hương Thổ Công chi tiết, chuẩn nhất mà Taxi Tải muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bạn đã hiểu hơn về nghi thức cúng này cũng như có thể dễ dàng thực hiện buổi lễ này tại nhà.

Rate this post