Cách tính cước vận chuyển hàng hóa đường bộ mới hiện nay

Cách thức tính cước vận chuyển hàng hóa

Cách tính cước vận chuyển việc vận tải hàng hóa đường bộ là một trong những phương thức vận chuyển hàng hóa được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai họ cũng có thể nắm được cách tính cước vận chuyển hàng hóa đường bộ tại Việt Nam như hiện nay. Bài viết này Taxi Tải sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cách tính cước vận chuyển để giúp bạn nắm được rõ hơn về cước vận tải đường bộ nhé.

Cách tính cước vận chuyển hàng hóa hiện nay tại Việt Nam

Việc để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là một trong các hình thức vận tải hàng hóa phổ biến nhất tại Việt Nam. Phương thức này sẽ đem lại nhiều sự tiện lợi và có thể đáp ứng tốt các yêu cầu vận chuyển của nhiều chủ hàng hóa.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vận chuyển hàng đông lạnh đi xa an toàn

Để vận chuyển nhiều hàng hóa với khối lượng lớn, có 4 phương thực vận chuyển chủ yếu đó là:

  • Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ: Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ đã được phát triển với nhiều phương thức như: dịch vụ cho thuê xe tải, chuyển nhà trọn gói,  xe khách… Việc vận chuyển đường bộ vừa có tính linh hoạt và giá thành phải chăng
  • Vận chuyển bằng đường sắt: Đây được xem là một phương thức vận chuyển hàng hóa có mức giá rẻ. Tuy nhiên, vận chuyển bằng đường sắt không được linh hoạt nhiều và thời gian vận chuyển cũng diễn ra lâu hơn
  • Vận chuyển đường thủy: Phương pháp vận chuyển này được sử dụng khi cần vận chuyển số lượng hàng hóa vô cùng lớn và đi xa, như xuất khẩu hoặc vận chuyển hàng Bắc Nam. Phương thức vận chuyển này được nhiều chủ hàng lựa chọn vì một phần giá rẻ nhưng không thực sự linh hoạt.
  • Vận chuyển hàng hóa đường hàng không: Với cách vận chuyển bằng hàng không thì đây là cách vận chuyển có tốc độ nhanh nhất trong tất cả các phương thức còn lại. Tuy nhiên khối lượng hàng hóa vận chuyển sẽ hạn chế và giá thành rất cao

Những quy định về cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa

Taxi Tải bất cứ phương thức vận chuyển hàng hóa nào cũng đều sẽ phải tuân thủ theo một nguyên tắc tính cước chung để quản lí và được dựa trên hai yếu tố đó chính là khối lượng hàng hóalộ trình vận chuyển hàng.

Cụ thể được quy định như sau:

  • Trọng lượng của hàng hóa tính cước là trọng lượng vận chuyển bao bì tính theo tấn (T)
  • Khoảng cách tính cước là một khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng được tính theo kilomet (km)
  • Khoảng cách tính cước phải đạt tối thiểu là 1 km

Cách tính cước vận chuyển vận tải đường bộ

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vận chuyển hàng dễ vỡ một cách an toàn

Trong việc vận tải đường bộ thì 2 yếu tố chi phối đến cước phí vận chuyển chính là khối lượng hàng hóa và vùng trả hàng.

Mỗi một yếu tố thì sẽ có những cách thức tính cụ thể khác nhau. Đối với việc khối lượng hàng hóa, và cách tính giá cước vận tải đường bộ như sau:

  • Cách 1: Tính khối lượng thực các hàng hóa nhẹ cân. Với những loại hàng hóa như này thì công ty vận chuyển sẽ tiến hành cân hàng hóa đó
  • Cách 2: Sử dụng công thức (dài × rộng × cao) × 3/10000 (được áp dụng cho những hàng hóa nặng, và cồng kềnh)

Cách tính cước vận chuyển đường bộ = Khối lượng hàng hóa X Đơn giá của từng vùng trả hàng so với nơi gửi hàng

Sau khi xác định được khối lượng hàng hóa cần phải vận chuyển. Đơn vị vận chuyển sẽ nhân với đơn giá của từng vùng khi trả hàng so với nơi gửi hàng qua đó tính ra mức cước phí phù hợp.

Bảng giá cước vận tải đường bộ

Dưới đây là một số quy định về cước tính vận chuyển hàng hóa đường bộ:

  • Cước vận tải của hàng hoá bằng đường bộ quy định là mức những cước tối đa và đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
  • Quyết định về cước phí vận tải hàng hóa này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001 và thay thế Quyết định số 36/VGCP-CNTDDV ngày 08/5/1997 của Ban Vật giá Chính phủ. Quyết định số 13/1999/QĐ-BVGCP ngày 26/3/1999 của Ban Vật giá Chính phủ về bổ sung sửa đổi một số điểm tại Quyết định số 36/VGCP-CNTDDV ngày 08/5/1997 và các văn bản hướng dẫn có sự liên quan.

Bảng giá cước vận tải đường bộ hiện nay:

Bảng giá cách tính cước vận chuyển đường bộ
Bảng giá cách tính cước vận chuyển đường bộ

Cách tính cước vận chuyển bằng đường sắt

Đường sắt Việt Nam được nối thành một dải đường sắt kéo dài từ Bắc chí Nam, với phương tiện chính đó là tàu hỏa chạy xuyên suốt.

Đối với những mặt hàng vận tải trên các toa tàu thì cũng có những cách tính cước khác nhau, trong đó được quy định cụ thể chi tiết tại thông tư 83/2014 – Bộ GTVT, tại vì đường sắt Việt Nam đóng vai trò độc quyền, trực thuộc sự quản lý của Bộ Giao Thông Vận Tải, vì thế mức cước vận chuyển theo quy định cụ thể rõ ràng trên văn bản. Và cách tính cước đường sắt quy định như sau:

  • Đối với hàng hóa lẻ thì tính theo trọng lượng thực tế tối thiểu là 20 kg, trên 20 kg thì phần lẻ là dưới 5 kg được quy tròn là 5 kg
  • Hàng nguyên một toa tính theo trọng tải kĩ thuật cho phép của tàu
  • Nếu trong một toa có nhiều loại hàng hóa với mức cước sẽ khác nhau

Xem thêm: Khi vận chuyển hàng hóa cần giấy tờ gì?

Tính cước vận chuyển đường thủy

Cước vận chuyển đường thủy thì hàng hóa của bạn sẽ không còn ở trên đất liền nữa mà nó được di chuyển trên một con tàu đi ra giữa lòng biển khơi. Và một chuyến tàu sẽ mang theo rất nhiều thùng container hàng hóa khác nhau và thời gian di chuyển cũng rất là lâu. Chính vì thể, để đảm bảo được lợi nhuận, các đơn vị vận chuyển đường thủy có cách tính cước vận chuyển hàng hóa:

Đơn vị sẽ được tính cước vận chuyển dựa trên hai đơn vị tính:

  • Trọng lượng thực của mỗi lô hàng ( được cân – đơn vị tính: KGS);
  • Thể tích thực của mỗi lô hàng (tính theo công thức: (dài x rộng x cao) x số lượng – đơn vị tính CBM).

Sau đó đến công thức:

  • 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, sẽ áp dụng theo bảng giá KGS;
  • 1 tấn >= 3CBM: hàng nhẹ, sẽ áp dụng theo bảng giá CBM.

Từ những công thức trên, Taxi Tải  các doanh nghiệp có thể tính toán trước giá cước vận chuyển hàng hóa của mình để dự trù trước những chi phí.

Cách tính cước vận chuyển đường hàng không

Cách tính cước vận chuyển đường hàng không được tính như sau:

Nhìn chung, giữa cách tính cước vận chuyển đường hàng không cũng giống như cách tính của đường biển. Sẽ có sự so sánh tương đương giữa hai đơn vị đó là KGS và CBM. Và toàn bộ sẽ được quy về theo KGS.

Ta sẽ so sánh hai đơn vị sau:

  • Trọng lượng: đơn vị cân nặng thực tế của lô hàng (ĐVT: KGS);
  • Khối lượng: đơn vị cân nặng sau khi quy đổi từ thể tích (công thức: (dài x rộng x cao)/5000 – ĐVT: KGS);
  • Nếu trọng lượng > khối lượng: Tính theo đơn giá KGS;
  • Nếu trọng lượng < khối lượng: Tính theo đơn giá CBM.

Từ những công thức này, giúp doanh nghiệp bạn có thể tính toán cước vận chuyển lô hàng hàng không theo phương thức vận chuyển để dự trù kinh phí.

>> Tham khảo thêm: Hàng cấm là gì? Và những danh mục hàng cấm vận chuyển

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

one × four =