Văn khấn ông Công ông Táo là một phần thiết yếu trong nghi lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Tuy nhiên không phải ai cũng thuộc lòng và biết hết các bài văn khấn. Hãy cùng Taxi Tải tìm hiểu các mẫu văn khấn ông công ông táo chuẩn nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Khi nào cần dùng văn khấn ông công ông táo
Theo quan niệm dân gian, hàng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời vào ngày 23 tháng 12 (23 tháng Chạp âm lịch) để báo cáo với Ngọc Hoàng về những sự việc lớn nhỏ trong năm. Những điều làm được và chưa làm được của gia chủ, tình hình gia đạo. Sau đó, Táo quân sẽ trở lại vào đêm giao thừa để tiếp tục trông coi nhà bếp và góp phần chăm sóc gia đạo cho gia chủ.
Vào ngày này, các gia đình Việt Nam thường cúng cơm cho vị thần đã ban cho họ nhiều thứ trong năm vừa qua. Đây cũng là lúc cả gia đình quây quần bên mâm cơm gia đình.
Do quan niệm này, các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng vào ngày này để bày tỏ lòng biết ơn đến ông Táo và các vị thần trong năm vừa qua đã luôn phù hộ, mang lại cuộc sống no ấm. Đồng thời là lễ cúng ông Công ông Táo. Trong đó gia chủ cầu mong ông Táo về trời để mang lại những điều tốt lành, an khang cho gia đình.
Các ông bà lớn tuổi thường rất thông hiểu về các nghi thức. Và thực tế họ đều biết các bài văn khấn hoặc có thể khấn vái tốt. Tuy nhiên, nhiều cá nhân đã tải “bài văn khấn ông Công ông Táo” về để đọc trong các buổi cúng lễ. Có lẽ vì quá bận rộn với công việc, và sự tiến bộ của công nghệ internet.
Đây là bài viết dành cho bạn nếu bạn đang tìm kiếm một bài văn khấn ông Công ông Táo chuẩn xác, dễ đọc.
Cách chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự thành kính của gia chủ. Lễ vật và mâm cúng phải có đủ trong một mâm cúng ông Công ông Táo.
- Mỗi hộ gia đình phải chuẩn bị những lễ vật sau cho mâm cỗ cúng ông Công ông Táo: mũ Táo Quân, hai mũ ông (2 cánh chuồn), một mũ bà (không cần có cánh chuồn). Mũ và áo ông Công ông Táo hàng năm sẽ được thay đổi theo ngũ hành về màu sắc.
- Nhiều gia đình ở miền Bắc thường cúng cá chép vàng còn sống để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Sau đó thả xuống sông như một cách đưa tiễn các ông Táo về thiên đình. Nó cũng có nghĩa là “cá chép hóa rồng.”
- Ở miền trung, các gia đình thường cúng ngựa giấy với đầy đủ yên ngựa, trong khi cá chép giấy được sử dụng phổ biến trong các gia đình miền Nam.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ gồm có:
- 500gr thịt vai luộc hoặc con gà luộc ngậm hoa hồng1 con cá chép rán hoặc cá chép sống
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa đồ xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
- 1 đĩa chè kho
- 1 đĩa hoa quả
- 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu
- 1 quả bưởi
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 1 quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa đào nhỏ
- 1 lọ hoa cúc
- 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Nếu gia đình có bàn thờ Táo Quân (điển hình là ở bếp) thì thắp hương tại bàn thờ này trong lễ cúng ông Công ông Táo. Nếu không có thể dâng hương cúng thần linh, gia tiên tại bàn thờ thần tài, gia tiên. Không cúng trong bếp vì bàn thờ đóng vai trò như một nơi giao tiếp giữa thế giới âm và dương, giữa người phàm và thần thánh.
Bài văn khấn ông Công ông Táo
Văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Nam mô A Di Đà Phật! (nói 3 lần)
Con xin lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,
Con xin kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ chúng con tên là: ….. và (tên của chồng/vợ), ngụ tại: ….
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm…(tính theo ngày âm lịch) , chúng con xin thành tâm sắm sửa hương hoa lễ vật, xiêm hài áo mũ để kính dâng tôn thần. Chúng con thắp nén hương xin thành tâm kính bái.
Chúng con xin kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án để hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho những lỗi lầm mà chúng con sai phạm trong năm qua. Kính mong Tôn thần ban phước lộc, phù hộ cho gia đình chúng con đều được sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành, an khang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, xin kính lễ cầu xin Tôn Thần, mong ngày chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Văn khấn ông Công ông Táo theo cuốn Phong tục thờ cúng của người Việt
Lời văn khấn trong bài văn khấn cúng ông Công ông Táo này có vần có điệu nên rất được ưa chuộng và dễ học thuộc lòng. Chi tiết như sau:
Hôm nay, nhân ngày 23 tháng Chạp năm (thay vào năm âm lịch)
Tín chủ con tên là…, ngụ tại địa chỉ: …
Cùng với toàn thể gia đình xin kính bái.
Trước linh tọa của ngày Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, chúng con xin kính cẩn thưa trình:
Nay cuối mùa đông
Tứ quý theo vòng
Hăm ba tháng Chạp
Sửa lễ kính dâng
Hoa quả đèn hương
Xiêm lai áo mũ
Phỏng theo lễ cũ
Ngài là vị chủ
Ngũ tự gia thần
Soi xét lòng trần
Táo quân chứng giám
Trong năm sai phạm
Các tội lỗi lầm
Cúi xin tôn thần
Gia ân châm chước
Ban lộc ban phước
Phù hộ toàn gia
Trai gái trẻ già
An ninh khang thái
Cẩn cáo!
Lưu ý cách khấn ông Công ông Táo: Với các mẫu văn khấn ông Công ông Táo nói trên, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể học thuộc lòng để lúc làm lễ cúng được nhanh gọn và thuận lợi hơn. Còn nếu hơi thiếu tự tin và mau quên, có thể viết ra một tờ giấy nhỏ và cầm đọc đều là được.
Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một phần phong tục tập quán quan trọng của người Việt mỗi khi Tết đến, xuân về. Vì vậy, mỗi khi có lễ cúng, gia chủ tỉ mỉ sắp xếp đồ lễ và văn khấn ông Công ông Táo để tiễn đưa ông Táo bay về trời.