Do rất nhiều những nguyên nhân mà bạn có thể đánh mất bằng lái xe máy của mình. Vào trường hợp này bạn hoàn toàn có thể yên tâm do mất giấy phép lái xe A1 sẽ được phép xin cấp lại tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy bị mất bằng lái xe máy có thi lại không, làm lại bằng lái xe máy mất bao nhiêu tiền, cũng như mất bằng lái xe máy làm lại ở đâu và thủ tục ra sao? Hãy cùng Taxi Tải 24H tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Bị mất bằng lái xe máy phải làm lại như thế nào?
Việc mất bằng lái & làm lại bằng lái được phân thành nhiều trường hợp . Mỗi trường hợp sẽ có quy trình cũng như cách thức xin cấp lại khác nhau:
+ Trường hợp 1: Bị mất GPLX lần thứ nhất, còn hồ sơ gốc
Trường hợp này, chủ phương tiện chuẩn bị các loại giấy tờ sau để nộp sở Giao thông – Vận tải:
- Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo quy định pháp luật (có ghi ngày tiếp nhận của cơ quan tiếp nhận)
- CMND hay hộ chiếu bản sao có công chứng
- Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe là bị mất (Nếu có).
+ Trường hợp 2: Bị mất cả bằng lái lẫn hồ sơ gốc. Đối với trường hợp này thì buộc chủ phương tiện phải nộp hồ sơ & thi lại.
+ Trường hợp 3: Bị mất bằng lái xe lần thứ I, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới một năm, không còn hồ sơ gốc thì phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại bằng giấy phép lái xe.
+ Trường hợp 4: Bị mất bằng lái xe lần thứ I, quá thời hạn sử dụng từ một năm trở lên, còn hồ sơ gốc hay không còn hồ sơ gốc thì buộc phải sát hạch lại cả lý thuyết & thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
+ Trường hợp 5: Mất bằng lái lần thứ hai thì bắt buộc phải thi lại từ đầu.
Mất thời gian bao lâu để có lại bằng lái?
Thông thường, nếu không phát hiện sai phạm nào về hồ sơ & không có thiếu sót gì thì sau khoảng 2 tháng sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành xử lý hồ sơ & cấp lại bằng lái xe cho bạn. Thời gian chờ đợi để cấp lại bằng đôi khi sẽ còn kéo dài hơn so với việc thi bằng lái xe a1. Bởi nếu thi trực tiếp bạn chỉ phải chờ 15 ngày là có bằng & thủ tục còn đơn giản hơn nhiều.
Hướng dẫn thủ tục cấp lại GPLX bị mất?
Vào ngày 23 tháng 05 năm 2017, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 12/2017/TT- Bộ Giao Thông Vận Tải quy định về đào tạo, sát hạch, và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Trong đó có quy định về thủ tục cấp lại bằng giấy phép lái xe bị mất như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp lại khi mất bằng giấy phép lái xe
Đối với trường hợp bị mất GPLX, người lái xe cần chuẩn bị hồ sơ để nộp cho Sở giao thông vận tải hay Tổng Cục đường bộ Việt Nam để xin cấp lại bằng giấy phép lái xe:
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe bao gồm có:
a, Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu (phụ lục 19 của Thông tư số 12/2017/TT- BTNMT)
b, Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hay hộ chiếu còn thời hạn (giấy tờ tùy thân của người lái xe)
c, Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp (quy định này không áp dụng với những trường hợp người có bằng lái các hạng A1, A2, A3
d, Hồ sơ gốc của xe phù hợp với GPLX nếu có
Khi xin cấp lại giấy phép lái xe thì tùy vào thời hạn của giấy phép lái xe mà người lái xe có thể sẽ phải dự kỳ thi sát hạch lý thuyết và thực hành, cụ thể:
Trường hợp giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng hay đã quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, thì người lái xe không phải thi sát hạch lại lý thuyết & thực hành. Trong trường hợp này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Tổng Cục đường bộ Việt Nam hay Sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành cấp lại GPLX sau thời hạn 2 tháng kể từ ngày người lái xe nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh, và nộp lệ phí.
Đối với trường hợp bị mất GPLX mà giấy phép lái xe đã quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên & có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không bị thu giữ, xử lý thì sau thời hạn hai tháng kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, người lái xe sẽ phải dự kỳ thi sát hạch:
Nếu như GPLX quá thời hạn từ 03 tháng cho đến 1 năm thì dự sát hạch lại lý thuyết
Nếu như giấy phép lái xe quá thời hạn từ 1 năm trở lên thì dự sát hạch lại lý thuyết & sát hạch thực hành.
Theo quy định thời gian cấp lại giấy phép lái xe chậm nhất là không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
>> Xem thêm: Cách tính biển số xe theo phong thủy vận mệnh của gia chủ
Hồ sơ dự thi sát hạch lái xe:
Khi dự sát hạch lại thì người lái xe cũng phải làm hồ sơ gửi đến Tổng Cục đường bộ Việt Nam hay Sở Giao thông vận tải, hồ sơ dự sát hạch được làm thành 1 bộ, gồm có:
a, Bản sao CMND hay căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước với công dân VN, hộ chiếu còn hạn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
hay bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng & thẻ thường trú, tạm trú, chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ của người nước ngoài
b, Giấy báo khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
c, Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo mẫu có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận.
d, Bản chính hồ sơ gốc của xe nếu có
Về quy trình kỳ thi sát hạch được tiến hành như sau:
Sát hạch lý thuyết: kiểm tra kiến thức của người sát hạch về luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe; cấu tạo sửa chữa, và đạo đức người lái xe…
Sát hạch thực hành: việc sát hạch thực hành sẽ tùy vào mỗi loại giấy phép lái xe:
- Đối với giấy phép lái xe hạng A1, A2: Người sát hạch phải điều khiển mô tô qua bốn bài sát hạch: đi theo hình số 8, đường thẳng, vạch cản, đường gồ ghề;
- Đối với GPLX hạng A3, A4: người sát hạch điều khiển xe tiến qua hình chữ chi, lùi theo hướng ngược lại;
- Đối với giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D & E: người sát hạch điều khiển xe theo đúng trình tư sau: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng & khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ, tạm dừng tại chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc.
- Đối với loại GPLX hạng FB2, FD và FE: người sát hạch điều khiển xe qua bài sát hạch: tiến qua hình có 05 cọc chuẩn & vòng trở lại.
- Đối với giấy phép lái xe hạng FC: người sát hạch điều khiển xe qua hai bài sát hạch là tiến qua hình có 05 cọc chuẩn & vòng trở lại; ghép xe dọc vào nơi đỗ.
>> Xem thêm: Cách kiểm tra ý nghĩa biển số xe theo phong thủy
Bị mất bằng lái thì xin cấp lại ở đâu?
Trước đây, khi bị mất bằng lái, người chủ bị mất sẽ đến các địa điểm mà mình từng thi để nộp hồ sơ xin cấp lại. Nhưng từ năm 2016 trở lại đây, thì việc cấp lại bằng lái trong trường hợp bị mất được gộp chung với các điểm đổi bằng từ thử giấy sang thẻ nhựa.
Ở tại TPHCM hiện có thêm sáu địa điểm gồm:
- Số 256 Dương Đình Hội, P.Tăng Nhơn Phú B, Quận 9;
- Số 4-6 Nguyễn Tri Phương, P.Linh Xuân, Quận Thủ Đức;
- Số 111 Tân Sơn Nhì, P.Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú.
- Số 51/2 Thành Thái, P.14, Quận 10
- Số 8 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Quận 12;
- Riêng cơ sở tại số 252 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3 chỉ tiếp nhận hồ sơ đổi Giấy phép lái xe nước ngoài.
Ở Tại Hà Nội, chủ xe có thể tiến hành đổi bằng lái sang thẻ nhựa tại các địa điểm sau:
- Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở Giao thông vận tải Hà Nội: số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình
- Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên (trong Khu đô thị mới Việt Hưng).
- Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Sở Giao thông vận tải Hà Nội: số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội
> Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu biển số xe máy TPHCM chính xác nhất
Hy vọng với bài viết giải đáp vấn đề mất bằng lái xe bên trên có thể mang lại các thông tin hữu ích dành cho bạn. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!